Hiển thị tất cả 5 kết quả

Bạn muốn sơ chế những món hải sản tại nhà? Hãy tham khảo những cách sơ chế hải sản đơn giản, sạch sẽ và an toàn mà Tasefo chia sẻ trong bài viết này nhé!

Hải sản là nguồn thực phẩm giàu chất đạm, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, để chế biến được những món hải sản ngon miệng, an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe, bạn cần phải biết cách sơ chế chúng trước khi nấu nướng. Bước sơ chế hải sản quan trọng nhất là loại bỏ chất thải và chất độc tích tụ trong các loại hải sản như tôm, mực, cá, cua, ghẹ, v.v. Hãy để TASEFO hướng dẫn bạn một cách chi tiết nhé!
Các loại hải sản khi sơ chế
1. Cá
Nếu có thể, bạn nên chọn mua cá tươi sống và yêu cầu người bán làm sẵn cho bạn, trừ những loại cá biển phải bảo quản bằng đông lạnh. Khi sơ chế cá, bạn cần bỏ ruột, đánh vảy, cắt mang và rút hai sợi gân trắng ở hai bên thân cá (đặc biệt với cá lóc và cá chép) để giảm mùi tanh.

Đánh vảy cá

Hòa phèn chua với nước, nhúng cá vào đó, dùng dao cạo nhẹ nhàng trên thân và đầu cá, rồi rửa sạch với nước nhiều lần cho đến khi không còn máu. Bạn cũng có thể dùng muối để chà lên thân cá giống như với gà, vịt để khử mùi tanh.

Phèn chua

Cá biển khi mua về cần ngâm trong nước muối để tẩy sạch bụi bẩn. Vắt chanh lấy nước, pha loãng với nước rồi cho cá vào ngâm đủ phủ cả thân, để khoảng 5 phút rồi vớt ra, rửa sạch với nước lạnh.

Với các loại cá da nhờn như cá basa, cá hú, cá trê… để loại bỏ nhớt trên thân cá, bạn cần đun sôi một ấm nước, pha thêm nước lạnh để nhiệt độ khoảng 70 độ C (để không làm chín cá) rưới lên thân cá, dùng dao cạo sạch nhớt rồi tiếp tục các bước khử mùi tanh như trên.
2. Tôm
Trước khi nấu nướng, bạn cần làm sạch tôm bằng cách ngâm tôm với ít muối, rửa sạch rồi cắt đầu tôm, lột vỏ và dùng dao rạch nhẹ theo sống lưng hoặc dùng tăm gỡ bỏ phần chỉ đen trên lưng tôm. Sau đó rửa sạch tôm một lần nữa trước khi chế biến.

Lột vỏ tôm

Mẹo nhỏ: Để lột vỏ tôm dễ dàng hơn, bạn có thể để tôm nằm ngang trên thớt, dùng 2 ngón cái nắm 2 bên vỏ gần đầu và chân tôm, dùng lực tay đẩy nhẹ theo chiều dài thân tôm để vỏ bung ra.
3. Mực
Để làm sạch mực một cách tốt nhất, hãy làm theo 6 bước sau đây:

Bước 1: Giữ chặt và kéo nhẹ phần râu mực khỏi thân mực;

Kéo phần râu ra khỏi thân mực

Bước 2: Bỏ đi phần túi mực và tuyến tiêu hóa ở phần râu mực;

Loại bỏ phần túi mực

Bước 3: Lấy phần xương sống màu trắng ra khỏi thân mực;

Lấy xương ra khỏi thân mực

Bước 4: Rạch dọc phần thân và bỏ đi phần nội tạng còn bám trong thân mực;
Bước 5: Dùng dao cắt nhẹ một đường ở phía đầu thân mực để lột da mực;

Lột da mực

Bước 6: Rửa sạch với rượu trắng, gừng, giấm hoặc chanh để khử mùi tanh rồi cắt theo món ăn mong muốn;
4. Ghẹ, cua
Với cua, ghẹ, bạn cần dùng bàn chải để tẩy sạch bụi bẩn ở phần mai và càng cua, rồi ngâm trong nước muối loãng (khoảng 30 phút) rồi rửa lại sạch.

Mai cua

Để lấy phần mai cua một cách nhanh chóng, hãy bỏ phần yếm cua đi, sau đó dùng một tay nắm chặt một bên chân cua, tay kia bẻ phần mai cua ra và bỏ đi các phần lông cua ở trong.
5. Hải sản có vỏ
Đối với các loại hải sản vỏ như ốc, sò, nghêu…, bạn nên ngâm chúng cùng với ớt đã thái lát để loại bỏ cát, bùn và các tạp chất. Trong khi ngâm, nếu thấy nước đổi màu đục thì bạn có thể đổ đi và ngâm tiếp với nước sạch. Khi nào nước trong thì bạn rửa lại một lượt qua nước lạnh và tiến hành chế biến.
6. Sứa tươi
Sứa tươi là một loại hải sản giàu nước, có vỏ khá dày và có khả năng chứa độc tố. Để sơ chế, bạn cần ngâm sứa tươi 3 lượt trong nước muối nhạt để tẩy đi chất độc trong thân sứa (mỗi lần ngâm xong rửa sạch và ngâm tiếp).

Ngâm sứa trong nước muối

Hoặc bạn có thể rửa qua sứa rồi ngâm với giấm trong 15 phút, rồi rửa lại bằng nước trước khi chế biến.
7. Bạch tuộc
Trước tiên, bạn dùng kéo cắt đi mắt và nội tạng của bạch tuộc, rồi bóp bạch tuộc với muối và bột mì để tẩy sạch chất bẩn ở các tua.

Dùng kéo sơ chế bạch tuột

Sau cùng, bạn rửa lại bạch tuộc với nước sạch và vắt khô trước khi chế biến.
8. Nhum biển
Trước tiên, bạn dùng kéo cắt đi phần gai xung quanh nhum, rồi khoét ra 1/2 hoặc 1/3 phần đầu, bỏ đi nội tạng. Phần thịt nhum là phần có màu vàng sậm, gắn vào phần vỏ. Sau đó bạn rửa nhum sạch và để ráo nước trước khi chế biến.

Cắt 1/2 con nhum biển

Tuy nhiên, bạn cần chú ý là nhum biển có gai nhiều nên bạn phải đeo găng tay khi sơ chế nhé!
9. Hải sâm
Đối với hải sâm tươi, bạn có thể sơ chế theo 2 cách sau:

Cách 1: Bóc đi phần ruột của hải sâm, rồi ngâm chung với rượu và gừng để loại bỏ mùi tanh, sau đó rửa lại sạch sẽ và chế biến.

Sơ chế hải sâm

Cách 2: Nướng qua hải sâm tươi, cạo sạch lớp nhớt bên ngoài và ngâm với nước lạnh 30 phút để hải sâm giảm độ mặn. Khi hải sâm mềm thì lột hết lớp vỏ ngoài, luộc qua và ngâm lại với nước lạnh để hải sâm giòn.

Với hải sâm khô, bạn phải ngâm với nước ấm trong khoảng 12 – 18 tiếng cho đến khi hải sâm mềm và đàn hồi. Sau đó, dùng dao cắt nhẹ phần bụng để bỏ đi ruột rồi xả sạch.
10. ​Hải sản khô
Các loại hải sản khô như mực, tôm, cá… thường được tẩm chất bảo quản, chất tạo màu hoặc bị bụi bẩn bám vào trong quá trình sấy, phơi, vận chuyển, đóng gói.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên rửa qua nước lạnh hoặc chần qua nước sôi khoảng 15 phút các loại hải sản khô để các chất có hại hòa tan vào nước, sau đó vắt khô rồi mới dùng để chế biến món ăn.
Cách bảo quản hải sản đã sơ chế
Sau đây là một số cách bảo quản các loại hải sản phổ biến nhất.

Đối với các loại như nghêu, sò, ốc thì bạn chỉ cần bỏ chúng vào túi vải sạch rồi phun ít nước để duy trì độ ẩm là có thể để chúng được 1 – 2 ngày ở ngoài mà không cần vào tủ lạnh.

Đối với các loại hải sản như điệp, hàu thì bạn nên để vào những cái hộp và cất riêng trong tủ lạnh. Bạn cũng có thể lấy phần thịt của chúng ra cho vào đĩa, rồi vắt một ít chanh lên và để một chỗ riêng trong tủ lạnh cách xa các loại thực phẩm khác.

Xem thêm bài viết: Cách phân biệt cá tươi sạch và ướp hóa chất

Ngoài ra, Cuộc sống bận rộn khiến các bà nội trợ khó lòng dành thời gian cho việc đi chợ, chuẩn bị và nấu nướng hàng ngày. Thay vào đó, họ thường đi chợ một lần trong tuần và chia nhỏ thành từng phần hoặc đã sẵn sàng nấu ăn cho cả tuần. Nếu mua hải sản và sơ chế rồi để cả tuần, thì hải sản sẽ không còn được tươi ngon như lúc ban đầu.
Tasefo ra đời là để giải quyết vấn đề đó của các bà nội trợ, mẹ bỉm sữa.

Các bà nội trợ bận rộn

Với chất lượng hải sản tươi ngon đánh bắt trong ngày và đã được sơ chế một cách sạch sẽ. là cứu tinh của các bà nội trợ. Khi mua hải sản của TASEFO, bạn chỉ việc chế biến ra những món ăn ngon dành cho gia đình.

TASEFO cam kết 100% hơn 200 loại hải sản tại TASEFO không hóa chất, được đánh bắt trong ngày và được đánh bắt một cách thủ công, không gây hại đến môi trường.

Các bà nội trợ có thể ghé cửa hàng của TASEFO tại 168 Độc Lập, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TPHCM. Hoặc chúng tôi có thể giao tận nhà trong vòng 2 tiếng trong nội thành TP.HCM.

Kết luận

Trên đây TASEFO đã hướng dẫn các bạn, cũng như các bà nội trợ cách sơ chế hải sản đơn giản tại nhà. Hy vọng bạn đã hiểu được cách sơ chế. Nếu bạn không có thời gian sơ chế hãy liên hệ với chúng tôi theo một trong những cách sau đây để chúng tôi có thể tư vấn và đặt hàng giao tận nơi cho quý khách.

Địa chỉ: 168 Độc Lập, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TPHCM;
Fanpage: TASEFO – SEAFOOD MART;
Hotline: 0914.397.339;
Hoặc đặt hàng ngay tại website chính thức của TASEFO.

Cảm ơn bạn đọc!
TASEFO.COM